Chả Cá Lã Vọng, niềm tự hào của một dòng họ

Đánh máy : Hạ Phượng

• Năm :Mai Thục

Chả cá Lã Vọng (số 14 phố Chả Cá) là món ăn đậm chất văn hóa dân tộc. Nó hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến mức đã có người lợi dụng tên tuổi của nó để “học làm sang”. 

Quả thật, chả cá Lã Vọng vừa có tên, vừa có tuổi. Cách đây trên một trăm năm, gia đình họ Đoàn đã sáng tạo món ăn tuyệt vời này. Bác Ngô Thị Tình, người con dâu đời thứ tư của họ Đoàn (nay làm chủ cửa hàng), kể :

Ngày xưa, phố Chả Cá là phố Hàng Sơn. Cụ tổ tôi là công nhân ngụ ở phố này, vào hội cụ Đề Thám chống Pháp. Hằng ngày, khoảng gần chục cụ hay đến ngôi nhà tranh lụp xụp của cụ tôi họp kín. Các cụ vừa chuyện trò, bàn tính, vừa nghĩ cách ăn chút gì cho vui. Cụ bà tôi là Bùi Thị Vân thường làm món chả cá thết khách. Các cụ khen nức nở và giúp cụ tôi mở cửa hàng bán chả cá, vừa để nuôi nhau, vừa để tụ họp bí mật. Thế là món ăn riêng của gia đình thành món quà chung cho người Hà Nội.

Tiếng lành đồn xa, cửa hàng đón khách khắp trong Nam ngoài Bắc. Trong tiếng nói của dân, phố Hàng Sơn, ít được nhắc đến, thay vào đó là cái tên Chả Cá, lâu dần, thành tên phố chính thức.

Đã năm đời nay, gia đình tôi sống bằng nghề của cụ tổ để lại. Đến đời cụ Đoàn Xuân Hựu, cửa hàng có thêm tên Lã Vọng. Đó là một câu chuyện tình cảm động của các cụ tôi. Cụ Hựu tham gia cách mạng, bị Tây bắt tù ở Thái Nguyên. Cụ bà Nguyễn Thị Mềm một mình bán chả cá nuôi con. Một hôm, vợ người cai ngục ở Thái Nguyên về Hà Nội, đến ăn chả cá. Thấy cụ Mềm khéo léo, chăm chỉ, tiếp khách ân cần, chu đáo, nhưng đôi mắt thăm thẳm rầu rĩ thì hỏi :

– Ông nhà đâu mà gia đình có phần trống trải?

– Nhà tôi chẳng may bị tù ở tận Thái Nguyên đã mấy năm rồi, không biết còn có được gặp mặt nữa không?

Bà khách cảm mến, dẫn cụ Mềm lên Thái Nguyên tìm chồng. Vợ chồng người cai ngục xin cho cụ Hưu ra quét vôi, và bí mật cho các cụ tôi gặp nhau. Lần đó, cụ Mềm sinh ra bác Đoàn Thị Thái, mẹ của chị Mai Hạnh (nay là hai nghệ nhân làm hoa nổi tiếng). Vài năm sau, cụ Hựu đã được tha về. Cụ rất thương yêu người con gái út, kết inh của mối tình thủy chung, khắc khoải. Một tết trung thu, cụ dẫn cô bé Đoàn Thị Thái ra Hàng Thiếc mua ông Lã Vọng cho con chơi (Lã Vọng là Khương Tử Nha bên Trung Quốc, thường ngồi câu cá bên sông Vị Thủy). Từ đó nhà hàng chả cá có thêm cái tên “Lã Vọng”. Sang đời chồng tôi, Đoàn Xuân Hy cũng tham gia cách mạng, bị bắt lên, bắt xuống và mất sớm. Theo vòng luân hồi, một mình tôi lại bán chả cá nuôi con và giữ gìn hương hỏa. Con dâu tôi là Trần Bích Lộc sắp thay tôi giữ lò than nướng chả luôn đỏ lửa.

Vậy là các nàng dâu họ Đoàn nối tiếp  nhau giữ gìn hương vị, màu sắc của nghề làm chả cá. Bao nhiêu năm qua những con cá lăng, cá chiên, cá quả to, nặng, tươi rói từ sông Hồng, Việt Trì, được đưa về đây chế biến thành những xiên cá ướp mỡ, hành tiêu thơm ngậy đặt cạnh một lò than hoa nhỏ xinh, hồng lửa. Khách vừa nướng cá, vừa ăn, vừa chuyện trò, ngâm vịnh, tâm tình, tri kỷ … bên những chiếc xiên cá điểm hành, mùi, thìa là, húng Láng xanh tươi, những lát ớt đỏ, những sợi bún trắng mịn như tơ. Mùi thơm của chả cá nướng quyện với vị cay cà cuống trong mắm tôm gợi nhớ hương vị đồng quê. Phòng ăn phảng phất khói thơm, người ăn la đà chếnh choáng chút men rượu thơm hương lúa … bâng khuâng như thoát cõi trần ai nhọc nhằn.

Chẳng thế mà ngày xưa, Nguyễn Tuân, Tô Hoài vẫn đến đây. Ngày giỗ bác Đoàn Xuân Hy, Nguyễn Tuân còn mang đến một bó hoa violet. Ngày nay, khách từ năm châu, bốn biển vẫn đến đây thưởng thức món đặc sản Việt Nam. Trong sổ lưu niệm của gia đình, chi chít những địa chỉ, những dòng chữ Nga, Anh, Pháp, Đức, Ý, Thụy Điển, Mỹ, Úc, Nhật … Một Việt kiều viết : “35 năm, chả cá Lã Vọng vẫn vậy” hoặc “Lần thưởng thức món ăn quê nhà, tôi phải nói rằng món ăn cũng như sự tiếp đãi ân cần, gây cho tôi  một ấn tượng sâu sắc”. Một người Tây Đức đã gửi tặng gia đình hàng ngàn tấm nhãn hiệu quảng cáo : J’ai mangé au chả cá Lã Vọng No 14 rue Chả Cá Hà Nội (Tôi đã ăn tại hàng chả cá Lã Vọng).

Một thế kỷ đã qua, những con người đời thứ năm của dòng họ Đoàn vẫn tụ hội về đây, say sưa với nghề. Gần đây, bác Ngô Thị Tình, tuổi 70, vẫn phải lăn lộn vào tận thành phố Hồ Chí Minh chỉ mặt kẻ đã mạo danh chả cá Lã Vọng lừa dối khách. Bác nói : “Chúng tôi không làm giàu, chỉ cần đủ sống để giữ lấy tinh hoa nghề nghiệp của ông bà trên chính cái nền đất xưa, bảo vệ danh dự gia đình, xứng đáng với hồn thiêng của các cụ”.

Reviews (0)

This article doesn't have any reviews yet.

Cùng Chuyên Mục

Các tỉnh thành của Việt N...

Các tỉnh thành của Việt N...

Bò 7 món

Sài Gòn có rất nhiều món ...

Chính tả Tiếng Việt : ...

xe : sắp đặt duyên nợ cho một cặp trai gái ; làm cho kết đôi với nhau thành vợ chồng
se : hơi khô đi, khí trời khô và hơi lạnh ; cảm thấy đau xót, xúc động ; hơi mệt nhọc, khó chịu trong mình.

Chính tả Tiếng Việt xưa v...

Trong bài này, mình ghi ra một số từ mà các quyển tự điển / chính tả tiếng Việt xưa và các quyển tự điển / chính tả Tiếng Việt sau này có những cách viết chính tả khác nhau.

Chính tả Tiếng Việt : ...

Theo mình, mình sẽ chọn cách viết chính tả của chữ này như các quyển chính tả tự vị và tự điển xưa : dông tố ...

Chính Tả Tiếng Việt :...

Viết đúng chính tả Tiếng Việt : "d...

“Dày vò” hay ...

Viết đúng chính tả tiếng Việt : ...

Continue reading

Continue reading

Truyện Kiều Văn Xuôi

Chữ tài chữ mệnh Trong khoảng thời gian ...

Bóng Người Trên Sương Mù

Ở ngoài, đêm tối như mực. Trong toa hạng...

Enjoy exclusive access to all of our content

Get an online subscription and you can unlock any article you come across.

Góc Đọc Sách

Truyện Kiều – Nguyễ...

Đây là 3254 câu thơ lục b...

Thành ngữ so sánh : Như

Ăn ở như bát nước đầy. - Đen như cột nhà cháy. - Lúng túng như gà mắc tóc. - Thuộc như lòng bàn tay ...

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

spot_img

Create a website from scratch

Just drag and drop elements in a page to get started with Newspaper Theme.

Học ngoại ngữ miễn phí

Học Tiếng Anh (và những ngôn ngữ khác) ở ứng dụng Duolingo rất thú vị và đã được chứng minh là hiệu quả, với trên 100 triệu lượt tải ứng dụng trên toàn cầu.