Home Blog

Mỹ Viện

Một cô bé khoảng tám, chín tuổi bước vào mỹ viện Mỹ Dung. Cô bé thật xinh. Đôi mắt đen, long lanh như quả nho chín mọng, sống mũi thẳng hơi hếch lên, miệng anh đào mủm mỉm cười làm nổi bật lên đôi má lúm đồng tiền. Nhìn cô bé ai mà chẳng thích.

– “Thưa bác sĩ, cháu muốn được giải phẫu thẩm mỹ…”

Cô bé thở hổn hển và có vẻ sợ hãi.

– “Cháu… cháu nói cái gì?”

Bác sĩ không dám tin vào đôi tai của mình nữa.

– “Bác sĩ giải phẫu cho cháu…”

Cô bé cúi đầu thỏ thẻ.

Ông bác sĩ đứng ngây ra, hồi lâu chưa kịp định thần.

Một cô gái đứng bên cạnh, đang chuẩn bị làm mắt hai mí, bế cô bé lên, thơm vào khuôn mặt xinh nắn hỏi:

– “Ôi! Xinh quá, em giống má em nhỉ?”

– “Không đâu…”

Cô bé phụng phịu, ngúng nguẩy.

Lại một cô gái nữa đang chuẩn bị làm má lúm đồng tiền, bế em lên, cười mà nói:

– “Vậy thì chắc chắn là ba em rất đẹp trai, mắt hai mí này, mũi dọc dừa này, lại còn hai má lúm đồng tiền, phải không nào?”

– “Không đâu…”

Cô bé vùng vằng tụt xuống đất rồi rút từ túi áo ra một tấm hình chụp toàn gia, đưa cho bác sĩ, sụt sịt khóc:

– “Ba má cháu thường cãi nhau, tối hôm qua ba cháu nói, cháu chẳng giống ba cũng chẳng giống má, ngày mai ba má cháu ra tòa ly hôn… Hu hu! Thưa bác sĩ, cháu xin được giải phẫu, cháu muốn giống ba cháu.”

Mọi người nhìn tấm hình, rồi đứng ngẩn ra như trời trồng.

Lương Duy Thứ dịch.

Giải nghĩa : Mộ chí

Trong tự điển :

  • Tấm bia bằng đá hay sạn đúc, có khắc tên tuổi người chết, ngày chết và tên họ người đứng dựng bia. (Việt Nam Tự Điển | (1970) | Lê Văn Đức)
  • Phiến đá hoặc tấm gỗ đặt trước mộ, ghi tên tuổi, quê quán, v.v. của người chết. (2003)

Trong âm nhạc :

  • Một ngày mưa buồn nghe tin xa người vừa ngã xuống
    Áo thét lên như điên. Áo níu lui xe tang
    Áo run run lên, ôi duyên em dở dang!!!
    Chiều đổ nghiêng đôi bóng, cô nhi trong lòng góa phụ.
    Gục đầu bên mộ chí, áo tang ru hỡi tình ru!

(Trầm Tử Thiêng)

  • Đứa em nhỏ lớn lên
    Ngỡ ngàng trông ảnh chị
    Khi gió sớm thu về cỏ vàng quanh mộ chí
    Nhưng chiều hành quân qua những đồi sim

Các tỉnh thành của Việt Nam

Các tỉnh thành của Việt Nam

STTThành phố / TỉnhMã vùng điện thoại
1Thành phố Hà Nội024
2Thành phố Hồ Chí Minh028
3Thành phố Đà Nẵng0236
4Thành phố Hải Phòng0225
5Thành phố Cần Thơ080
6Tỉnh An Giang0296
7Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu0254
8Bạc Liêu0291
9Bắc Giang0204
10Bắc Kạn0209
11Bắc Ninh0222
12Bến Tre0275
13Bình Dương0650
14Bình Định0256
15Bình Phước0271
16Bình Thuận0252
17Cao Bằng0206
18Cà Mau0290
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63

Ngọc lan ngày ấy

Tôi bất chợt dừng lại rất lâu trước một chậu thau bằng đồng cũ hoen gỉ xanh đựng nước thật trong và ở đó, những bông hồng nổi bồng bềnh trên mặt nước.

Chỉ là một khoảng nho nhỏ để trang trí của một quán cà phê nhìn ra hồ Gươm, Hà Nội. Khi ấy là tháng tư, Hà Nội oi nóng. Không khí chỉ muốn lùa tay vào chậu nước hoa hồng …

Ngày tôi còn bé, nhà nhỏ, ngõ nhỏ của một xóm đạo quận Tân Bình. Mẹ còn trẻ, tóc dài lắm, mỗi lần mẹ gội đầu mái tóc như một suối mực tàu đổ vào lòng chậu nước trong veo. Thằng bé đứng nhìn và luôn tự hỏi “sao suối mực tàu ấy không loang ra trong nước nhỉ?”. Thời ấy mỹ phẩm còn xa, mẹ vẫn thả dăm bông ngọc lan vào chậu nước múc từ bể nước ngoài sân. Hoa trắng thơm như ngón tay con gái nổi bồng bềnh trong chậu. Giữa cái suối mực tàu đen nhánh là tóc mẹ, màu trắng ngà của hoa ngọc lan càng trắng đến mê hồn. Tôi không nhớ mẹ gội đầu với hoa ngọc lan tóc mẹ có thơm không nhưng tối ngủ vẫn thích rúc vào mái tóc ấy, chỗ mềm mại của cổ mẹ và ngủ ngon lành.

Chậu nước gội đầu có hoa ngọc lan trôi bồng bềnh, mái hiên đầy bóng nắng và bể nước mưa trước nhà đã theo tôi mãi đến tận bây giờ dù mẹ đã không còn, nhà xưa đã mất dấu … Nhưng những bông ngọc lan trong nước thuở nào vẫn còn theo tôi, để sân nhà hôm nay dù lớn dù bé vẫn phải có một cây ngọc lan. Có vườn thì trồng xuống đất không có thì trồng vào chậu đất nung … Và quên nó đi để sau đêm mưa nào đó nó sẽ nhắc nhở sự có mặt bằng mùi hương nhè nhẹ, rất mỏng qua cửa sổ vào phòng.

Thời mẹ gội đầu với hoa ngọc lan, nhà tôi không trồng hoa nên mẹ phải ra chợ mua. Ngọc lan còn búp bày bán trên mẹt tre của một bà đẹp lão nói năng nhỏ nhẹ, thanh tao: “Cô mua hoa nhé, hoa mới còn đương nụ phớt xanh đây …”, hoa gói ào lá ngọc lan, gài bằng chiếc tăm tre trắng ngà. Cầm tay thôi cũng mang lại cảm giác thật nhẹ nhàng …

Và đôi ngày lại thấy ngọc lan bềnh bồng trong làn tóc mực tàu của mẹ. Nhưng ngọc lan không chỉ mua ở chợ. Những ngày rằm tôi theo bạn lên ngôi chùa ở vùng ven. Sân chùa có cây ngọc lan lớn hoa trắng đầy cành tha hồ vịn hái, bỏ đầy túi mang về cho mẹ thả vào chậu nước và trố mắt đứng xem mẹ xổ cái suối mực tàu xuống làn nước mát. Ôi! Hiên nhà êm đềm và tuổi nhỏ êm đềm …

Sài Gòn sau vài chục năm thay đổi hết cả, thỉnh thoảng đi qua ngôi chùa cũ nay đã được xây mới, đồ sộ, khang trang hơn xưa, cây ngọc lan đã thành cổ thụ nhưng những bậc tam cấp dẫn vào chùa vẫn còn in dấu chân chẻ nhánh bé xíu của chim sẻ thuở nào nhảy lách chách khi xi măng còn ướt. Dấu chân chim vẫn trẻ, chỉ ta đã già đi. Bần thần thảng thốt nhớ mái hiên đầy bóng nắng, nhớ cái chậu thau thả hoa ngọc lan …

Để rồi ngày nọ đứng ngẩn ngơ trước cái chậu đồng lác đác những hoa hồng bập bềnh trong khách sạn, đến nỗi người phục vụ phải dừng lại hỏi “có gì thế thưa ông?”.

Có gì đâu … chỉ là ký ức mà thôi.

Cuốn sách hay nhất thế giới

1.

Một người quen tuổi trung niên nói với tôi rằng: Quốc văn giáo khoa thư là cuốn sách vỡ lòng hay nhất thế giới bởi lẽ nó không dạy làm trẻ con mà chuẩn bị cho trẻ con trở thành người lớn vài chục năm sau. Nó dạy nhân cách, ông ấy nhớ rất nhiều câu chuyện của Quốc văn giáo khoa thư, một trong những câu chuyện ấy là Con quỷ và người tiều phu … Nếu không muốn bị con quỷ ăn thịt người tiều phu phải chọn một trong ba điều: đốt nhà – đánh mẹ – uống rượu! Không thể đánh mẹ, đốt nhà, người tiều phu chọn rượu – thứ mà anh cho là vô hại nhất. Nhưng chỉ sau vài ngày uống rượu, trong cơn say anh ta đánh mẹ và đốt nhà.

Đấy là cái hại của rượu chè – ai cũng hiểu nhưng tại sao lại có ở sách vỡ lòng khi những đứa trẻ chưa là người lớn để uống rượu?

Đứa trẻ nào rồi không trở thành người lớn?

2. 

Khi đã trở thành người lớn, người ta sẽ quên rất nhiều thứ của sách vỡ lòng. Uống rượu! Chứ sao? Tiếp khách, đám cưới, tiệc tùng, giao tế, bạn bè, lễ tết hay chẳng cần tất cả những lý do ấy. Uống rượu mới là đàn ông, nhậu nhẹt là chuyện bình thường …

Chuyện bình thường cứ thế bình thường, ngày này qua ngày nọ, tháng này qua tháng khác … Cho đến một đêm kia, người đàn ông ở đầu câu chuyện này nhận ra mình ngồi giữa ngổn ngang đồ đạc vỡ tan, cơn say còn ngầy ngật trong đầu và tiếng con nức nở, vợ nghẹn ngào. Rượu chè đã đến lúc của nó, ông đánh những người ông từng yêu thương nhất chẳng vì điều sai trái gì. Chỉ vì say rượu – con quỷ dữ đã chờ đợi điều này từ ly rượu đầu tiên ông đưa lên môi. Nó đã kiên nhẫn và đã thành công.

Quốc văn giáo khoa thư là cuốn sách hay nhất thế giới. Khi ôm lấy vai người đàn ông đầy niềm hối hận, day dứt kia lúc tỉnh lại, tôi cũng nghĩ như thế.

Giải nghĩa : Tục ngữ, thành ngữ Tiếng Việt

Trong bài này, mình tổng hợp các câu tục ngữ, thành ngữ Tiếng Việt cùng với lời giải nghĩa.

Tục ngữ : câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân. 

Thành ngữ : tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.

anh em cọc chèo : những người cùng làm rể một gia đình, có vợ là chị em ruột, trong quan hệ với nhau.

áo dài chẳng ngại quần thưa : ví trường hợp có được, bảo đảm được cái chính, cái cơ bản thì những cái khác dù có sai sót, yếu kém cũng sẽ che đậy, bù đắp được (thường hàm ý chê).

áo gấm đi đêm : ăn diện, sang trọng mà không ai biết; ví trường hợp làm những điều tốt đẹp, hoặc tốn phí công sức, tiền của mà không được ai biết đến.

ấm ớ hội tề : có thái độ lừng khừng, không dứt khoát, tỏ ra không hẳn biết, nhưng cũng không hẳn là không biết về điều gì, gây cảm giác bực bội, khó chịu.

ba bó một rạ : ba bó lúa được một rạ thóc, nghĩa bóng nói việc làm chắc chắn. 

ba chân bốn cẳng : (đi, chạy) hết sức nhanh, hết sức vội vã.

ba chìm bảy nổi : ví cảnh ngộ khi lên khi xuống, long đong vất vả nhiều phen.

Ba chớp ba nhoáng : cẩu thả, vội vàng, không kỹ lưỡng.

Ba cọc ba đồng : (khoản thu nhập) ít ỏi và chỉ trong phạm vi nhất định.

Ba đầu sáu tay : ví sức lực, tài năng gấp mấy người thường.

Ba mặt một lời : có đủ các bên, đủ mọi người trong cuộc, để chứng minh xác nhận cho việc gì đó.

Bán vợ đợ con : lời nhiếc người mắc nợ, bảo phải làm đủ cách, thế để trả nợ.

Bình chân như vại : vững lòng, yên trí, không lo ảnh hưởng, thiệt hại gì đến mình trong lúc người khác phải lo lắng, hoảng sợ.

Cà rịch cà tang : (làm việc gì) chậm chạp và với một nhịp độ đều đều như không quan tâm gì đến thời gian.

Cả vú lấp miệng em : ví trường hợp cậy thế, cậy quyền mà chèn ép, lấn át người khác.

Cạn tàu ráo máng : ví việc cư xử tệ với nhau đến mức chẳng còn chút tình nghĩ gì.

Có tật giật mình : có lỗi, có sai phạm thì dễ chột dạ khi có ai nói động đến.

Chén tạc chén thù : cùng nhau uống rượu một cách thân mật và vui vẻ.

Chọn mặt gửi vàng : chọn người có khả năng và đáng tin cậy để giao phó cái quý giá, cái quan trọng.

Chớp bể mưa nguồn : hiện tượng thời tiết thay đổi dữ dội, thường dùng để chỉ những biến cố lớn trong đời.

Chung lưng đấu cật : cùng góp sức và dựa vào nhau để giải quyết công việc chung đang gặp khó khăn.

Dã tràng xe cát : ví việc làm khó nhọc, vất vả mà không mang lại kết quả, lợi ích gì, chỉ tốn phí thời gian và công sức.

Dài lưng tốn vải : tả người lười biếng, vụng về, chẳng được tích sự gì.

Dùi đục chấm mắm cáy : ví cách nói năng cục cằn, thô lỗ, không thanh nhã, lịch sự.

Đầu dây mối dợ (nhợ) : nguồn gốc sự việc.

Đi guốc trong bụng : hiểu rõ, hiểu thấu suy nghĩ, ý đồ, ý muốn thầm kín của người khác.

Điếc không sợ súng : ví trường hợp do không biết, không nhận thức được mà dám thản nhiên làm việc nguy hiểm hoặc khó khăn.

Đốt cháy giai đoạn : bỏ qua hoặc rút ngắn quá mức một số khâu cần thiết trong quá trình tiến hành một công việc nào đó vì muốn nhanh chóng đạt được mục đích, kết quả (thường dùng để phê phán tư tưởng nóng vội).

Đứng mũi chịu sào : ví trường hợp phải đứng ra gánh vác trách nhiệm nặng nề nhất trong một công việc chung.

Đứng núi này trông núi nọ : ví thái độ kén chọn, không bằng lòng với công việc, hoàn cảnh (đã tương đối tốt) hiện có, mà mơ tưởng đến công việc, hoàn cảnh khác tốt hơn (hàm ý phê phán).

Được ăn cả ngã về không : ví thái độ, hàn động kiên quyết, táo bạo để nếu thành công thì được cả, bằng không thì chịu trắng tay hoàn toàn.

ch ngồi đáy giếng : ví người ít tiếp xúc với bên ngoài nên ít hiểu biết, tầm nhìn hạn hẹp.

Gạn đục khơi trong : chọn lọc để loại bỏ hết đi cái không hay, cái xấu, giữ lại và phát huy cái hay, cái tốt (nói về những cái có giá trị văn hóa, tinh thần).

Gan vàng dạ sắt : ví tinh thần, ý chí vững vàng, không dao động trước mọi khó khăn, thử thách.

Gạo châu củi quế : tả tình hình giá cả sinh hoạt đắt đỏ (ví gạo quý như ngọc trai, củi quý như quế).

Ghẹo nguyệt trêu hoa : trêu ghẹo, tán tỉnh phụ nữ (thường là thiếu đứng đắn).

Ghen ăn tức ở : cảm thấy tức tối, khó chịu với người xung quanh vì thấy người ta hơn mình.

Ghét của nào trời trao của ấy : không ưng, không thích cái gì thì lại bị ràng buộc với chính cái đó.

Già kén kẹn hom : nói trường hợp kén chọn kỹ quá để đến nỗi tình duyên lỡ làng, cuối cùng vẫn gặp phải cảnh không như ý.

Giấu đầu hở (lòi) đuôi : muốn giấu điều gì đó, nhưng lại vô tình để lộ ra phần nào cho người ta đoán biết được.

Gieo gió gặt bão : ví trường hợp tự gây ra việc không tốt thì phải tự gánh chịu tai họa.

Há miệng chờ sung : ví thái độ lười biếng, không chịu lao động, chỉ chực ăn sẵn bằng cách cầu may.

Há miệng mắc quai : ví trường hợp đã trót nhận, trót ăn của đút lót của người ta rồi thì khó có thể nói ra điều sai trái của người ta được.

Hang cùng ngõ hẻm : nơi khuất nẻo, vắng vẻ, ít người qua lại (nói khái quát).

Inh tai nhức óc : (tiếng động) vang to, ầm ĩ, tác động mạnh vào thính giác đến mức không chịu được, làm choáng váng.

Kẻ cắp gặp bà già : kẻ tinh ranh, xảo quyệt, nhiều mánh khóe lại gặp phải người cao tay, dày kinh nghiệm.

Kẻ tám lạng người nửa cân : hai bên tương đương nhau, không bên nào kém bên nào.

Kẻ ở người đi : tả cảnh chia tay, kẻ ra đi, người ở lại.

Kẻ tung người hứng : ví trường hợp ăn cánh với nhau, tâng bốc, ủng hộ lẫn nhau.

Khó người dễ ta : hẹp hòi, khắt khe với người khác, nhưng đối với mình thì lại dễ dãi.

Khố rách áo ôm : chỉ hạng người cùng khổ với ý coi khinh.

Khôn ba năm dại một giờ : nói trường hợp người phụ nữ vốn khôn ngoan, đứng đắn, nhưng một lúc yếu đuối, dại dột nào đó có thể mắc sai lầm trong quan hệ nam nữ, để lại hậu quả xấu phải gánh chịu (hàm ý răn đe phải biết giữ mình, không nên chủ quan).

Làm dâu trăm họ : ví trường hợp phải phục vụ đủ các hạng người nên phải chiều theo những đòi hỏi rất khác nhau (hàm ý khó khăn, phải biết nhịn nhục).

Làm mưa làm gió : ví trường hợp ỷ thế mà hoành hành, không còn coi ai ra gì.

Lạy ông tôi ở bụi này : ví thái độ, hành động vì vô tình hay dại dột mà để lộ tung tích, hành vi cần giữ kín.

Mạt cưa mướp đắng : chỉ hai hạng người đều là những kẻ chuyên lừa lọc, đáng khinh như nhau (lại gặp nhau).

Mềm nắn rắn buông : ví thái độ tùy theo từng đối tượng, từng trường hợp mà xử sự, với kẻ tỏ ra yếu đuối thì lấn át, bắt nạt, nhưng với người tỏ ra cứng cỏi thì lại mềm mỏng, nhân nhượng.

Một trời một vực : ví sự khác nhau quá xa, quá rõ rệt.

Nằm gai nếm mật : chịu đựng mọi gian khổ (để mưa đồ việc lớn)

Nấu sử sôi kinh : khổ công học tập để đi thi.

Nem công chả phượng : món ăn ngon, sang và quý hiếm (nói khái quát)

Ném tiền qua cửa sổ : ví cách tiêu pha bừa bãi, phung phí tiền của một cách quá đáng.

Ngày lành tháng tốt : ngày, tháng được coi là tốt lành để tiến hành công việc hệ trọng nào đó, theo tín ngưỡng dân gian.

Ngày một ngày hai : khoảng thời gian ngắn, chỉ trong vòng ít ngày.

Ngậm máu phun người : ví hành động đặt điều vu khống, làm hại người khác một cách độc ác.

Ngựa non háu đá : ví người trẻ tuổi hung hăng, hiếu thắng, không biết lượng sức mình.

Ngựa quen đường cũ : ví trường hợp vẫn lặp lại hành động sai lầm đã mắc, do nhận thức chưa tiến bộ hoặc do thói quen khó bỏ.

Nhả ngọc phun châu : ví tài văn chương đặc biệt, từng lời, từng chữ thốt ra tựa như viên ngọc, hạt châu.

Nhất bên trọng nhất bên khinh : cư xử, đối xử thiên lệch, không công bằng.

Như diều gặp gió : ví trường hợp đang đà phát triển rất nhanh do gặp thời cơ.

Như hình với bóng : ví cảnh luôn luôn ở bên nhau, gắn bó với nhau không lúc nào rời.

Ôm rơm rặm bụng : ví việc làm không đâu, không phải việc của mình nhưng cứ làm, nên không những không mang lại lợi ích mà còn tự gây vất vả, phiền phức cho mình.

Ông ăn chả bà ăn nem : ví cảnh vợ chồng không ai chịu thua kém ai trong việc chơi bời, tình ái.

Ông chẳng bà chuộc : tả tình trạng mỗi người một ý, mỗi người một cách, không ăn khớp với nhau nên rất khó làm việc.

Ông nói gà bà nói vịt : nói trường hợp hai người đối thoại mỗi người nói một đằng, không ăn nhập với nhau, do không hiểu nhau.

Ông già bà cả : những người già, cao tuổi (nói khái quát)

Ơn cả nghĩa dày : ơn nghĩa to lớn, sâu nặng.

Phận mỏng cánh chuồn : ví thân phận mỏng manh, hẩm hiu.

Phép vua thua lệ làng : luật của vua, của cơ quan quyền lực tói cao là chung cho cả nước, nhưng trên thực tế nhiều khi lại không có hiệu lực bằng luật lệ, qui định của địa phương, làng xã (hàm ý phê phán tình trạng pháp luật không nghiêm).

Phú quý sinh lễ nghĩa : khi đã trở nên giàu sang thì hay bày vẽ ra đủ thứ lễ nghĩ phiền phức, cốt để phô trương.

Qua cầu rút ván : ví tính người ích kỉ, xấu tính, đã vượt qua được trở ngại rồi thì triệt đường của người khác, không để cho ai tiến kịp mình.

Qua ngày đoạn tháng : sống tạm bợ, cho qua ngày hết tháng.

Quỷ tha ma bắt : lời chửi rủa đối với những kẻ mình cho là có hành động hết sức tồi tệ, không thể chấp nhận được.

Ra môn (ngô) ra khoai : ví làm việc gì có kết quả rõ ràng, đâu ra đấy.

Ra tấm ra món : thành một khoản, một món đáng kể, không lắt nhắt, vụn vặt (thường nói về tiền).

Rẽ thúy chia uyên : chia rẽ lứa đôi, làm cho phải lìa nhau.

Râu ông nọ cắm cằm bà kia : ví việc chắp vá, gán ghép bộ phận của cái này vào một cái khác một cách khập khiễng, hoàn toàn không phù hợp.

Say như điếu đổ : yêu, thích đến mức mê mẩn, không còn biết gì nữa.

Sắc nước hương trời : ví sắc đẹp tuyệt trần, hiếm có trên đời.

Sớm mận tối đào : ví việc yêu đương không đứng đắn, nay với người này, mai với người khác.

Tan cửa nát nhà (Tan nhà nát cửa) : tả cảnh gia đình bị tan nát, chia lìa.

Tay bắt mặt mừng : tả cảnh gặp gỡ vui vẻ, mừng rỡ (thường do lâu ngày mới được gặp nhau)

Tay đã nhúng chàm : đã nhúng tay làm điều sai trái, dại dột (thì có ăn năn, hối hận cũng đã muộn, khó có thể gột rửa vết nhơ được

Tham công tiếc việc : chăm chỉ, ham làm việc, hết việc này lại làm đến việc khác, không chịu ngồi rỗi.

Tham đó bỏ đăng : ví kẻ thay lòng đổi dạ, không chung thủy trong tình yêu, tình vợ chồng.

Tham sống sợ chết : sợ chết đến mức hèn nhát, đáng khinh bỉ.

Trống đánh xuôi kèn thổi ngược : ví tình trạng mỗi người làm mỗi cách trái ngược nhau, không có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất.

Trời đánh thánh vật : đáng phải tội chết một cách khổ sở, nhục nhã (thường dùng để nguyền rủa kẻ độc ác

Trời sinh voi sinh cỏ : quan niệm cho rằng trời đã sinh ra con người và vạn vật thì tất cũng phải sinh ra những thứ để nuôi sống; thường dùng để biểu th5i ý cho rằng có đẻ nhiều cũng khắc nuôi được, sống được, không phải lo đói kém, theo quan niệm cũ.

Uốn ba tấc lưỡi : trổ hết tài ăn nói để thuyết phục, lôi kéo người khác làm việc gì (thường hàm ý chê)

Uống nước cả cặn : ví kẻ quá tham lam, bần tiện, ăn hết cả phần của người khác.

Vạch áo cho người xem lưng : ví hành động tự để lộ cái không tốt, không hay của mình hoặc trong nội bộ mình cho người ngoài biết.

Vạch lá tìm sâu : x

Vải thưa che mắt thánh : ví trường hợp che giấu chỉ là uổng công trước người vốn rất tinh tường.

Vào sinh ra tử : xông pha nơi trận mạc nguy hiểm, luôn cận kề cái chết.

Vào tù ra tội : đi tù hết lần này đến lần khác.

Vắng như chùa Bà Đanh : rất vắng, không một bóng người, gây cảm giác lạnh lẽo.

Vắt chanh bỏ vỏ : ví thái độ phụ bạc một cách tàn nhẫn, bòn rút hết sức lực của người khác đến khi thấy không còn dùng vào việc gì được nữa thì vứt bỏ ngay, không chút thương tiếc.

Vắt chân lên cổ mà chạy : ví trường hợp cố hết sức để mong cho kịp hoặc cho thoát khỏi.

Vắt cổ chày ra nước : ví tính người keo kiệt, bủn xỉn quá mức.

Vắt mũi chưa sạch : nói người còn quá non trẻ, chưa biết gì (hàm ý mỉa mai, coi thường).

Vẽ đường cho hươu chạy : ví hành động dung túng, bày vẽ cho kẻ khác làm những việc không tốt.

Vẽ rắn thêm chân : ví việc làm thừa bằng cách bịa đặt thêm ra những điều không có trong thực tế.

Xa thơm gần thối : ở xa, ít gặp thì quý hóa, ở gần do va chạm nhiều sinh ra ghét bỏ, không coi nhau ra gì.

Xanh vỏ đỏ lòng : ví người có những biểu hiện bên ngoài trái ngược hẳn với bản chất (hường hàm ý chê

Xôi hỏng bỏng không : hỏng cả, không được việc gì.

Xướng ca vô loài : kẻ làm nghề ca hát là hoàn toàn mất hết nhân phẩm (một quan niệm thành kiến, sai lầm thời trước).

Yên giấc nghìn (ngàn) thu : chết (ví như một giấc ngủ dài mãi mãi)

: …

(còn tiếp)

Hạ Phượng (tổng hợp)

Giải nghĩa : Thành ngữ Hán Việt

Trong bài này, mình tổng hợp các câu thành ngữ Hán Việt cùng với lời giải nghĩa.

Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.

Ác giả ác báo : làm điều ác thì mình hoặc con cháu sẽ phải gánh chịu cái ác, theo quan niệm của đạo Phật.

An cư lạc nghiệp : có nơi ở ổn định và yên tâm, vui vẻ làm ăn.

An phận thủ thường : bằng lòng với cuộc sống bình thường hiện tại, không cầu tiến, không đòi hỏi gì hơn.

Án binh bất động : (1) đóng quân ở yên, tạm thời không hành động, chờ thời cơ ; (2) tạm thời không hoạt động chờ xem tình hình.

Anh hùng mạc lộ : người anh hùng đã hết thời, không còn có tác dụng gì nữa (hàm ý bất lực, cam chịu trước hoàn cảnh bất lợi).

Âm dương cách trở (biệt) : người ở âm phủ, kẻ ở dương gian, người chết kẻ sống, không bao giờ còn có thể gặp nhau.

Bác cổ thông kim : học rộng biết nhiều, am hiểu cả xưa lẫn nay.

Bách chiến bách thắng : trăm trận trăm thắng; đánh trận nào thắng trận ấy, không có đối thủ nào địch nổi.

Bách niên giai lão : cùng sống với nhau đến lúc già, đến trăm tuổi (thường dùng làm lời chúc vợ chồng mới cưới).

Bách phát bách trúng : trăm phát trăm trúng; bắt phát nào trúng phát ấy, rất chính xác.

Bài binh bố trận : sắp xếp, tổ chức và bố trí lực lượng thành thế trận sẵn sàng chiến đấu.

Bán tín bán nghi : nửa tin nửa ngờ.

Bạt sơn cử đỉnh : sức mạnh có thể nhổ được núi nâng được vạc lên.

Bất di bất dịch : (cái có giá trị tinh thần) không bao giờ thay đổi, mãi mãi vẫn như thế.

Bất khả xâm phạm : không ai được phép xâm phạm (theo luật pháp).

Bất phân thắng bại : không phân định được bên nào được, bên nào thua, các bên đều ngang tài ngang sức nhau.

Bất tỉnh nhân sự : mê man không biết chi cả.

Bế quan tỏa cảng : (chính sách) đóng các cửa ải và cửa biển, không giao dịch với nước ngoài.

Bĩ cực thái lai : hết cái rủi ro, long đong thì đến cái may mắn, yên vui.

Biệt vô âm tín : hoàn toàn biệt tin, đã lâu không có tin tức gì.

Cải tà quy chính (chánh) : bỏ con đường không chính đáng, trở về con đường chính đáng.

Cải tử hoàn sinh : làm cho thoát khỏi cái chết đã cận kề.

Cao lương mĩ vị : món ăn ngon và quý (nói khái quát).

Cầm kì thi họa : đánh đàn, chơi cờ, làm thơ, vẽ tranh; những thú phong lưu của con người (theo quan niệm thời trước, nói tổng quát).

Cẩn tắc vô ưu : cẩn thận thì sau không phải lo lắng gì.

Chí công vô tư : (tư tưởng, đạo đức) hoàn toàn vì lợi ích chung, không hề có chút tự tư tự lợi.

Chiêu binh mãi mã: chiêu mộ binh lính, mua ngựa chiến để chuẩn bị chiến tranh.

Cô nhi quả phụ : mẹ góa con côi.

Cốt nhục tương tàn : tả cảnh anh em một nhà, nhân dân một nước mà giết hại lẫn nhau.

Dĩ hòa vi quý : (thái độ) coi sự hòa thuận, êm thấm là quý.

Dục tốc bất đạt : nôn nóng, muốn nhanh thì thường hỏng việc, không đạt được kết quả.

Giả nhân giả nghĩa : làm ra vẻ có nhân, có nghĩa để đánh lừa.

Giải cấu tương phùng : tình cờ không hẹn mà gặp.

Hạ hồi phân giải : sau này sẽ hay, sẽ rõ.

Hằng hà sa số : nhiều không đếm xuể (ví như cát sông Hằng ở Ấn Độ)

Hậu sinh khả úy : lớp người sinh sau nhưng lại đáng sợ, đáng phục (hàm ý không nên coi thường lớp trẻ)

Hữu danh vô thực : chỉ có tiếng hão, thật ra không có gì.

Hữu dũng vô mưu : chỉ có sức mạnh, cốt cậy vào sức mạnh, không có mưu trí gì.

Khai thiên lập địa : lúc mới bắt đầu có trời đất, theo truyền thuyết; hường dùng để chỉ thời kì xa xưa.

Nam vô tửu như kì vô phong : đàn ông mà không uống rượu thì thiếu mạnh mẽ, thiếu khí chất khác nào cờ không gặp gió, không thể tung bay được (theo quan niệm cũ).

Nhân định thắng thiên : ý chí, lòng quyết tâm của con người có thể thắng được ý trời, có thể thay đổi được định mệnh.

Nhất cận thị nhị cận giang : nhà ở gần chợ, gần sông là tốt nhất vì tiện đường đi lại, dễ bề làm ăn, buôn bán.

Nhất cử lưỡng tiện : làm một việc mà lại kết hợp giải quyết được luôn cả việc khác.

Nhất cử nhất động : mỗi một cử chỉ, hành động dù là nhỏ nhất.

Oan oan tương báo : đã gieo oán thù thì sẽ gặp oán thù báo lại.

Ôn cố tri tân : ôn lại cái cũ, cái đã qua để có thể biết thêm, hiểu rõ thêm về cái mới, cái hiện tại.

Phá gia chi tử : đứa con làm tan nát tài sản của gia đình; cũng dùng để chỉ kẻ ăn chơi.

Phúc bất trùng lai : điều may mắn lớn thường không cùng đến liền nhau, mà chỉ gặp một lần.

Quang minh chính đại : ngay thẳng, rõ ràng, không chút mờ ám.

Quyền huynh thế phụ : quyền của người anh có thể thay cha để giải quyết mọi việc lớn nhỏ trong gia đình (theo quan niệm đạo đức phong kiến).

Sơn cùng thủy tận : tả nơi xa xôi, hẻo lánh, được coi như chỗ tận cùng của sông núi.

Táng tận lương tâm : mất hết lương tâm.

Tâm đầu ý hợp : rất hợp ý với nhau, cùng có chung những tình cảm và cách suy nghĩ như nhau.

Tâm phục khẩu phục : phục tự đáy lòng, chứ không phải chỉ nói ngoài miệng.

Tham quyền cố vị : cố giữ lấy quyền hành, địa vị, không chịu rời bỏ (cho dù đã không còn đủ năng lực hoặc điều kiện làm việc).

Ưu thắng liệt bại : hơn thì được, kém thì thua.

Ưu thời mẫn thế : lo lắng việc đời, lo lắng cho thời thế.

Vạn bất đắc dĩ : cực chẳng đã lắm mới phải làm như vậy.

Vạn sự khởi đầu nan : mọi việc lúc bắt đầu làm đều có khó khăn (hàm ý nếu cố gắng sẽ vượt qua được, sẽ làm được).

Vạn sự như ý : mọi việc, mọi sự đều như ý, đều tốt lành (thường dùng trong lời chúc).

Vật bất li thân : vật quý không thể rời khỏi người, lúc nào cũng phải mang theo bên mình.

Xưng hùng xưng bá : tự coi mình có quyền chi phối trong một vùng, một khoảnh, không chịu phục tùng một quyền lực nào.

Ý tại ngôn ngoại : ý ở ngoài lời; chỉ những điều hàm ý, không nói ra trực tiếp, người nghe phải tự suy ra mà hiểu lấy.

Yểu điệu thục nữ : (người con gái) yểu điệu, duyên dáng và thùy mị.

: …

(còn tiếp)

Tài Liệu Tham Khảo :

  • Việt Nam Tự Điển | Lê Văn Đức | 1970 | Nhà Sách Khai Trí
  • Từ Điển Tiếng Việt | Hoàng Phê chủ biên | 2003 | NXB Đà Nẵng
  • Từ Điển Tiếng Việt | Hoàng Phê chủ biên | 2020 | Vietlex – NXB Đà Nẵng
  • Từ Điển Từ Hán Việt | Ngọc Thái – Quốc Khánh | 2006 | NXB Văn Hóa Thông Tin

Danh sách từ Hán Việt – A

Trong bài này mình sẽ liệt kê những từ Hán Việt.

  • a
    • a bảo | a dua | a giao | a hoàn | a phiến | a tòng (tùng).
  • á
    • á hậu ° á khôi ° á kim ° á nguyên ° á quân ° á thánh.
  • ác
    • ác bá * ác báo * ác cảm * ác chiến * ác độc * ác đức * ác hại * ác hiểm * ác khẩu * ác liệt * ác mộng * ác nghiệp * ác nghiệt * ác nhân * ác ôn * ác quả * ác quỷ * ác tăng * ác tâm * ác tật * ác thần * ác thú * ác tính * ác ý.
  • ách
    • ách tắc * ách vận.
  • ai
    • ai điếu ai hoài ai oán.
  • ải
    • ải quan.
  • ái
    • ái ân * ái hữu * ái khanh * ái mộ * ái nữ * ái nương * ái phi * ái quần * ái quốc * ái tình.
  • am
    • am hiểu * am tường.
  • ảm
    • ảm đạm.
  • ám
    • ám ảnh * ám chỉ * ám hại * ám hiệu * ám muội * ám sát * ám tả * ám thị.
  • an
    • an bài * an dân * an dưỡng * an khang * an lạc * an nguy * an nhàn * an nhiên * an ninh * an phận * an sinh * an táng * an tâm * an thai * an thân * an thần * an tọa * an toàn * an trí * an ủi * an ủy * an vị.
  • án
    • án mạch * án mạng * án ngữ * án phí * án sát * án thư * án tích * án từ.
  • anh
    • anh dũng * anh đào * anh hào * anh hoa * anh hùng * anh kiệt * anh linh * anh minh * anh quân * anh tài * anh thư * anh tuấn * anh túc * anh vũ * anh yến.
  • ảnh
    • ảnh hưởng.
  • ánh
    • ánh kim.
  • ảo
    • ảo ảnh * ảo đăng * ảo giác * ảo hóa * ảo huyền * ảo mộng * ảo não (áo não) * ảo thuật * ảo tưởng * ảo tượng * ảo vọng.
  • áp
    • áp bách * áp bức * áp chế * áp dẫn * áp dụng * áp đảo * áp điện * áp điệu * áp giá * áp giải * áp huyết * áp kế * áp lực * áp suất * áp tải * áp tống * áp triện.
  • âm
    • âm ba * âm bản * âm binh * âm công * âm cung * âm cực * âm dương * âm đạo * âm điệu * âm đức * âm giai * âm hao * âm học * âm hộ * âm hồn * âm hưởng * âm khí * âm khu * âm lịch * âm luật * âm lượng * âm mưu * âm nang * âm nhạc * âm nhai * âm phần * âm phủ * âm sắc * âm tần * âm thanh * âm thoa * âm ti * âm tiết * âm tín * âm tính * âm tố * âm trạch * âm trình * âm u * âm vị * âm vực.
  • ẩm
    • ẩm thực.
  • ấm
    • ấm sinh.
  • ân
    • ân ái * ân cần * ân đức * ân gia * ân giảm * ân hạn * ân hận * ân huệ * ân nghĩa * ân nhân * ân nhi * ân oán * ân tình * ân trạch * ân tứ * ân xá.
  • ẩn
    • ẩn cư * ẩn danh * ẩn dật * ẩn dụ * ẩn hiện * ẩn hoa * ẩn khuất * ẩn lậu * ẩn nặc * ẩn ngữ * ẩn nhẫn * ẩn sĩ * ẩn số * ẩn tài * ẩn tàng * ẩn tình * ẩn ức * ẩn ý.
  • ấn
    • ấn bản * ấn định * Ấn giáo * ấn hành * ấn kiếm * ấn loát * ấn phẩm * ấn quyết * ấn tín * ấn tượng.
  • âu
    • âu ca * âu hóa * âu phục * âu sầu.
  • ẩu
    • ẩu đả.
  • ấu
    • ấu chủ * ấu chúa * ấu dâm * ấu nhi * ấu trĩ * ấu trùng * ấu xung.
  • ba
    • ba cập * ba đào * ba đậu.
    • bà chúa * bà cô * bà nguyệt * bà nhạc * bà phước.
    • bá cáo * bá chiếm * bá chủ * bá chứng * bá đạo * bá hộ * bá phụ * bá quan * bá quyền * bá tánh * bá trạo * bá tước * bá vương.
  • bác
    • bác ái * bác cổ * bác học * bác sĩ * bác tạp * bác vật.
  • bạc
    • bạc ác * bạc đãi * bạc điền * bạc hà * bạc mệnh * bạc nhược * bạc phận * bạc tình.

(còn tiếp)

Chả Cá Lã Vọng, niềm tự hào của một dòng họ

Chả cá Lã Vọng (số 14 phố Chả Cá) là món ăn đậm chất văn hóa dân tộc. Nó hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến mức đã có người lợi dụng tên tuổi của nó để “học làm sang”. 

Quả thật, chả cá Lã Vọng vừa có tên, vừa có tuổi. Cách đây trên một trăm năm, gia đình họ Đoàn đã sáng tạo món ăn tuyệt vời này. Bác Ngô Thị Tình, người con dâu đời thứ tư của họ Đoàn (nay làm chủ cửa hàng), kể :

Ngày xưa, phố Chả Cá là phố Hàng Sơn. Cụ tổ tôi là công nhân ngụ ở phố này, vào hội cụ Đề Thám chống Pháp. Hằng ngày, khoảng gần chục cụ hay đến ngôi nhà tranh lụp xụp của cụ tôi họp kín. Các cụ vừa chuyện trò, bàn tính, vừa nghĩ cách ăn chút gì cho vui. Cụ bà tôi là Bùi Thị Vân thường làm món chả cá thết khách. Các cụ khen nức nở và giúp cụ tôi mở cửa hàng bán chả cá, vừa để nuôi nhau, vừa để tụ họp bí mật. Thế là món ăn riêng của gia đình thành món quà chung cho người Hà Nội.

Tiếng lành đồn xa, cửa hàng đón khách khắp trong Nam ngoài Bắc. Trong tiếng nói của dân, phố Hàng Sơn, ít được nhắc đến, thay vào đó là cái tên Chả Cá, lâu dần, thành tên phố chính thức.

Đã năm đời nay, gia đình tôi sống bằng nghề của cụ tổ để lại. Đến đời cụ Đoàn Xuân Hựu, cửa hàng có thêm tên Lã Vọng. Đó là một câu chuyện tình cảm động của các cụ tôi. Cụ Hựu tham gia cách mạng, bị Tây bắt tù ở Thái Nguyên. Cụ bà Nguyễn Thị Mềm một mình bán chả cá nuôi con. Một hôm, vợ người cai ngục ở Thái Nguyên về Hà Nội, đến ăn chả cá. Thấy cụ Mềm khéo léo, chăm chỉ, tiếp khách ân cần, chu đáo, nhưng đôi mắt thăm thẳm rầu rĩ thì hỏi :

– Ông nhà đâu mà gia đình có phần trống trải?

– Nhà tôi chẳng may bị tù ở tận Thái Nguyên đã mấy năm rồi, không biết còn có được gặp mặt nữa không?

Bà khách cảm mến, dẫn cụ Mềm lên Thái Nguyên tìm chồng. Vợ chồng người cai ngục xin cho cụ Hưu ra quét vôi, và bí mật cho các cụ tôi gặp nhau. Lần đó, cụ Mềm sinh ra bác Đoàn Thị Thái, mẹ của chị Mai Hạnh (nay là hai nghệ nhân làm hoa nổi tiếng). Vài năm sau, cụ Hựu đã được tha về. Cụ rất thương yêu người con gái út, kết inh của mối tình thủy chung, khắc khoải. Một tết trung thu, cụ dẫn cô bé Đoàn Thị Thái ra Hàng Thiếc mua ông Lã Vọng cho con chơi (Lã Vọng là Khương Tử Nha bên Trung Quốc, thường ngồi câu cá bên sông Vị Thủy). Từ đó nhà hàng chả cá có thêm cái tên “Lã Vọng”. Sang đời chồng tôi, Đoàn Xuân Hy cũng tham gia cách mạng, bị bắt lên, bắt xuống và mất sớm. Theo vòng luân hồi, một mình tôi lại bán chả cá nuôi con và giữ gìn hương hỏa. Con dâu tôi là Trần Bích Lộc sắp thay tôi giữ lò than nướng chả luôn đỏ lửa.

Vậy là các nàng dâu họ Đoàn nối tiếp  nhau giữ gìn hương vị, màu sắc của nghề làm chả cá. Bao nhiêu năm qua những con cá lăng, cá chiên, cá quả to, nặng, tươi rói từ sông Hồng, Việt Trì, được đưa về đây chế biến thành những xiên cá ướp mỡ, hành tiêu thơm ngậy đặt cạnh một lò than hoa nhỏ xinh, hồng lửa. Khách vừa nướng cá, vừa ăn, vừa chuyện trò, ngâm vịnh, tâm tình, tri kỷ … bên những chiếc xiên cá điểm hành, mùi, thìa là, húng Láng xanh tươi, những lát ớt đỏ, những sợi bún trắng mịn như tơ. Mùi thơm của chả cá nướng quyện với vị cay cà cuống trong mắm tôm gợi nhớ hương vị đồng quê. Phòng ăn phảng phất khói thơm, người ăn la đà chếnh choáng chút men rượu thơm hương lúa … bâng khuâng như thoát cõi trần ai nhọc nhằn.

Chẳng thế mà ngày xưa, Nguyễn Tuân, Tô Hoài vẫn đến đây. Ngày giỗ bác Đoàn Xuân Hy, Nguyễn Tuân còn mang đến một bó hoa violet. Ngày nay, khách từ năm châu, bốn biển vẫn đến đây thưởng thức món đặc sản Việt Nam. Trong sổ lưu niệm của gia đình, chi chít những địa chỉ, những dòng chữ Nga, Anh, Pháp, Đức, Ý, Thụy Điển, Mỹ, Úc, Nhật … Một Việt kiều viết : “35 năm, chả cá Lã Vọng vẫn vậy” hoặc “Lần thưởng thức món ăn quê nhà, tôi phải nói rằng món ăn cũng như sự tiếp đãi ân cần, gây cho tôi  một ấn tượng sâu sắc”. Một người Tây Đức đã gửi tặng gia đình hàng ngàn tấm nhãn hiệu quảng cáo : J’ai mangé au chả cá Lã Vọng No 14 rue Chả Cá Hà Nội (Tôi đã ăn tại hàng chả cá Lã Vọng).

Một thế kỷ đã qua, những con người đời thứ năm của dòng họ Đoàn vẫn tụ hội về đây, say sưa với nghề. Gần đây, bác Ngô Thị Tình, tuổi 70, vẫn phải lăn lộn vào tận thành phố Hồ Chí Minh chỉ mặt kẻ đã mạo danh chả cá Lã Vọng lừa dối khách. Bác nói : “Chúng tôi không làm giàu, chỉ cần đủ sống để giữ lấy tinh hoa nghề nghiệp của ông bà trên chính cái nền đất xưa, bảo vệ danh dự gia đình, xứng đáng với hồn thiêng của các cụ”.

Bò 7 món

Sài Gòn có rất nhiều món ăn ngon, tuy nhiên nếu phải kể ra món đặc trưng nhất, thì chắc chắn là “bò 7 món”. 

Cách nay gần nửa thế kỷ, ở Sài Gòn mỗi khi nói đến món ăn, người ta phân biệt rõ ràng có 3 loại : món tây với bít-tết, ra-gu … món Tàu với hải sâm bát bửu, gà tiềm thuốc Bắc … và món Việt Nam, thì nhất định phải là bò 7 món. Thời đó Sài Gòn không có nhiều quán ăn như bây giờ, và riêng quán bò 7 món, thì đầu tiên chỉ có Au Pagolac ở Chợ Lớn, rồi sau đó khá lâu đến quán Ánh Hồng ở Phú Nhuận (Gia Định). Hễ mời ai đi ăn món bò 7 món, thì người ta nghĩ ngay tới hai quán ấy. Mãi về sau, vào thập niên 60-70 mới ra đời vài quán khác, nhưng nói chung, dân sành ăn vẫn xác nhận là chỉ có hai quán nêu trên là ngon nhất. 

Bò 7 món, đúng như tên gọi của nó, là thịt bò được chế biến thành 7 món khác nhau trong một bữa ăn. Trong bàn tiệc, thực khách sẽ được tuần tự thưởng thức : bò nướng lá lốt, bò nướng mỡ chài, chả đùm, bò nhúng dấm, bò nướng vỉ (hoặc bò lúc lắc), bò bít-tết và sau cùng là món cháo bò.

Thông thường, khi đi ăn món này, thực khách phải đi bốn người trở lên, thì mới ăn hết cả 7 món theo thực đơn. Bốn người gọi 2 phần ăn là vừa đủ. Tuy mỗi phần ăn không nhiều lắm, nhưng có đến 7 món tuần tự. Thịt bò là loại dễ ăn, nhưng cứ lặp lại nhiều lần cùng một thứ thịt, thì rất dễ làm cho người ăn nhàm, ngán. Do đó, người chế biến đã nghĩ ra cách biến đổi khẩu vị, bằng cách cho ăn kèm những thứ rau và nước chấm khác nhau, trong đó vị chua, chát, mặn, ngọt được “nhấn mạnh” qua từng món.

Món đầu tiên coi như nằm trong 4 món ăn chơi, đó là món bò nướng lá lốt. Thịt bò được xắt mỏng, ướp gia vị, sau đó dùng lá lốt cuốn bên ngoài và xiên vào một cây que, rồi nướng bằng lửa than. Món này dân nhậu rất khoái, mà người ăn chơi cũng mê, bởi hương thơm phối hợp giữa thịt bò và lát lốt.

Món thứ hai là món bò nướng mỡ chài. Thịt cũng ướp giống như nướng lá lốt, nhưng bao ngoài thay vì lá lốt, thì lại được bó bằng mỡ chài lợn.

Món thứ ba là món hấp gọi là chả đùm. Thịt bò được bằm nhuyễn, ướp gia vị, trộn thêm đậu petit poid, hấp cách thủy. Khi ăn, kèm với bánh phồng tôm hoặc bánh tráng nướng.

Món thứ tư là sự đổi “gu”, đó là món bò nhúng giấm. Thịt bò xắt thật mỏng, không cần ướp gia vị, khi ăn, gắp thịt nhúng vào một nồi nước “lèo” (nước dùng) gồm giấm, đường. Phải ăn tái thì thịt mới ngọt và mềm. Thịt được gói chung với rau sống, xà-lách, chuối chát, khế, dưa leo, chấm với mắm nêm trộn trái thơm băm nhuyễn.

Món thứ năm được gọi là bò lúc lắc (có người cho rằng phải gọi là bò súc sắc, vì các miếng thịt bò được xắt vuông cỡ con súc sắc), ở dạng chiên, ướp nhiều tỏi, giống như món bít-tết sau đó. 

Bít-tết trong thực đơn của bò 7 món khác với bít-tết của Tây, vì miếng thịt xắt lát mỏng hơn nhiều, khi chiên, miếng thịt chín kỹ, chứ không còn tái.

Ăn đến món thứ sáu vừa kể, thì thực khách cũng đã bắt đầu ngán, do vậy, để kết thúc bữa ăn, thực đơn sẽ có món cháo bò. Thịt bò được bằm nhuyễn ướp tiêu, bột ngọt, cháo nấu hơi loãng, gần ăn mới cho thịt vào, khi ăn rắc tiêu, hành lá. Theo quan niệm của người chế biến món ăn, thì qua sáu món trước, hầu như người nào cũng có uống rượu, hoặc ăn mỡ, do đó món cháo ở cuối sẽ làm “mát bụng”.

Dù ngày nay món bò 7 món đã có phần lép vế trước các món ăn đặc sản khác ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng nó vẫn là món không thể thiếu trong danh mục các món đặc trưng, mà bất cứ ai khi đi xa cũng thường nhớ đến. 

Thượng Hồng