● Trong Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1954), giảng dông tố là “mưa to gió lớn”.
● Trong Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức (1970), giảng dông tố là “bão, dông to, làm sập nhà, chìm thuyền v.v…”.
● Trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của (1895), giảng dông là “gió lớn trong lúc chuyển mưa” và dông tố là “gió lớn lắm mà có mưa”.
● Trong Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị của Lê Ngọc Trụ (1959) ghi dông là “gió lớn tốc lên trong lúc chuyển mưa” : dông bão, dông gió, dông tố, cơn dông, nổi dông.
● Trong Tự Vị Chính Tả của Lê Văn Hòe ghi dông : dông tố, dông bão, cơn dông.
Trong năm quyển trên đây, chỉ có chữ dông tố, không có quyển nào ghi chữ giông tố cả.
Còn theo Từ Điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (ấn bản năm 2003), thì giảng dông tố là “cơn dông có gió to”. Và cũng ghi :
giông tố : xem dông tố
Theo mình, mình sẽ chọn cách viết chính tả của chữ này như các quyển chính tả tự vị và tự điển xưa : dông tố.
You must log in to post a comment.