Home Blog Page 2

Chính tả Tiếng Việt : “se duyên” hay “xe duyên”?

Chính Tả Tiếng Việt : se duyên hay xe duyên

XE : 

  1. chập nhiều sợ mành rồi vo thành một sợi to

    Ngồi buồn xe chỉ uốn cần
    Chỉ xe chưa đặng, cá lần ra khơi. (Ca dao)

  2. vo tròn

    Dã tràng xe cát bể đông
    Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì. (Ca dao)

  3. sắp đặt duyên nợ cho một cặp trai gái ; làm cho kết đôi với nhau thành vợ chồng

    Ông tơ sao khéo xe quàng xe xiên. (Ca dao)
    xe duyên đôi lứa

  • xe duyên : định trước cho một cặp trai gái ngày sau thành vợ chồng ; làm mai, định vợ gả chồng.

Trăng già ngán nỗi xe duyên dối
Khiến trẻ xui nên dứt chỉ mành. (HXH)

Vái trời phụ mẫu thuận tình
Kíp xe duyên thắm cho mình với tôi. (Ca dao)

SE : 

  1. hơi khô đi, không còn thấm nhiều nước nữa ; rút khô lại

    môi se ; da se 

  2. khí trời khô và hơi lạnh

    Trời đã se lạnh.

  3. cảm thấy đau xót, xúc động ; thắt lại, hơi buồn

    Nhìn cảnh mấy đứa bé mồ côi, lòng se lại. 
    Nghe qua, lòng se lại. 

  4. hơi mệt nhọc, khó chịu trong mình
  • se mình : không được khỏe trong người, muốn ốm (lối nói kiêng tránh).

    Ông cụ se mình.

  • se sắt : [1] khô & héo quắt ; [2] đau buồn đến héo hắt, tái tê. (Lòng se sắt một nỗi cô đơn). [3] khô lạnh. (Gió heo may về se sắt). 
  • se sẻ : chim sẻ
  • se thắt : đau đớn, quặn thắt trong lòng.

    Trái tim se thắt trước cảnh đáng thương.

Như vậy, chữ viết đúng chính tả Tiếng Việt : xe duyên.
Không có chữ “se duyên” trong Tiếng Việt.  

Tài Liệu Tham Khảo :

Việt Nam Tự ĐiểnHội Khai Trí Tiến Đức1954
Việt Nam Tự ĐiểnLê Văn Đức1970Nhà Sách Khai Trí
Từ Điển Tiếng ViệtHoàng Phê2003NXB Đà Nẵng

Nỗi nàng

THÚ CHƠI TẬP KIỀU

Nỗi Nàng

(Tặng Hạ Phượng)

Cửa thiền vừa tiết cuối xuân (2061)
Nỗi nàng càng nghĩ xa gần càng thương (2868)
Một mình cay đắng trăm đường (2615)
Kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi? (2654)
“Thôi đà mắc lận thì thôi (1157)
“Một đời nàng nhé thương ôi còn gì” (2678)
Thôi thì thôi có tiếc gì (0981)
Năm nay là một nữa thì năm năm (2408)

26.01.2020

Mộc Trâm Anh

Xuân và ta

THÚ CHƠI TẬP KIỀU

Xuân và Ta

Chúa xuân đành đã có nơi (1327)
Bên lời vạn phúc bên lời hàn huyên (0394)
Khen rằng: Hiếu tử đã nên (1833)
Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng. (2212)

Mà ta suốt một năm ròng (1487)
Vành ngoài bảy chữ vành trong tám nghề (1210)
Làm cho cho mệt cho mê (1617)
Ngày xuân lắm lúc đi về với xuân (1294)

20200126

Cây Dại

Sự tích con muỗi

Có hai vợ chồng nhà nọ yêu nhau rất mực. Ngày mới lấy nhau, họ đã từng ăn thề hẹn không bỏ nhau. Nếu không may một trong hai người chết đi thì người kia sẽ chết theo để xuống âm ty cho có bạn.

Sau đó không bao lâu, người vợ trẻ tự nhiên bị cái chết mang đi một cách đột ngột. Người ta không thể tả được cảnh đau thương của người chồng. Anh chàng đã mấy lần toan tự tử, nhưng bị người nhà ngăn trở và canh phòng ráo riết. Hôm sắp sửa cất đám tự nhiên có một đạo sĩ đến bày cho chàng một phép lạ cải tử hoàn sinh mà theo lời ông ta, đã từng có nhiều người dùng phép đó cứu được người chết sống lại. Phép của ông ta rất giản dị, chỉ cần người sống gan dạ và kiên trì một chút là được. Nghĩa là người sống mỗi ngày ba lần ôm ấp và truyền hơi của mình vào cho tử thi. Làm luôn như thế không nghỉ ngày nào thì chỉ trong khoảng ba tháng mười ngày là người chết sống lại.

Người chồng cảm ơn đạo sĩ và làm đúng như lời dặn, hy vọng đưa người yêu trở lại cõi thế. Hắn ngày ngày ôm ấp vợ, truyền sức nóng, hơi thở của mình vào cái xác đã lạnh toát.

Nhưng sau đó ba ngày, mùi thối của tử thi bay ra khắp xóm làm cho mọi người không chịu được. Họ kéo nhau đến nhà bắt hắn phải chôn lập tức.

Bất đắc dĩ người chồng đành nhờ xóm chặt nứa làm giúp một cái bè để mình đưa xác vợ đi một nơi khác. Có nhiều người vui lòng giúp anh chàng trong việc này. Chỉ trong nửa ngày, hắn đã chở xác người yêu đi biệt.

Chiếc bè theo dòng nước trôi mãi. Người chồng vẫn ngày ngày ấp ủ vợ. Cái tử thi đó trông vẫn như người nằm ngủ. Lòng anh chàng tràn trề hy vọng. Khi đến một nơi kia, hắn cắm bè lại kề một bãi cỏ rộng lên đất nấu ăn.

Tình cờ anh ta gặp một ông cụ già trong khi đi nhặt củi. Nhìn thấy ông cụ chống gậy đi một mình giữa đất nước hoang vu, lại râu tóc trắng xóa, hình dung không có gì là lam lũ, chàng trẻ tuổi lấy làm ngạc nhiên. Hắn đang suy nghĩ thì thoáng một cái ông cụ đã đứng trước mặt. Hiểu ngay đó là bậc Tiên Phật, hắn vội phục xuống chân cụ già rồi kể tỉ mỉ sự tình, cuối cùng không quên cầu khẩn ông cụ xin làm cho vợ mình sống lại. Thấy hắn nài nỉ hết sức, đức Phật – vì chính ông cụ già đó là đức Phật – theo xuống bè, bảo hắn chích máu ngón tay nhỏ ba giọt vào miệng vợ. Tự nhiên, người đàn bà mấp máy môi rồi từ từ ngồi dậy như vừa tỉnh một giấc mơ. Đức Phật trước khi ra về có hỏi người vợ:

– “Anh chàng này cho vay ba giọt máu để ngươi được hồi sinh. Vậy nhà người có yêu anh ta chăng?”

Trước câu thề bồi nặng nề của người đàn bà, đức Phật bảo:

– Không can gì. Nếu không yêu nữa thì chỉ có việc trả lại ba giọt máu cho anh ta thôi.

***

Thấy bọn họ nóng lòng muốn trở về quê hương, đức Phật gọi một con cá sấu khổng lồ từ dưới vực sâu lên bảo chở họ đi.

Cá sấu vượt sông được nửa ngày đường thì bụng đã đói. Nó bảo hai vợ chồng lên bộ nghỉ ngơi để cho nó đi tìm cái ăn. Hai vợ chồng dắt nhau vào quán cơm. Trong quán hôm đó có một người khách thương sang trọng. Hắn ta thấy nhan sắc người vợ diễm lệ ít người đàn bà nào sánh tày thì bỗng nảy âm mưu chiếm đoạt. Hắn lân la lại gần đưa các mẫu hàng tơ lụa và đồ trang sức ra chào khách. Tuy chào khách nhưng kỳ thực là để tán tỉnh người đàn bà đẹp. Hắn nói trong thuyền hắn đậu ở gần đấy có nhiều món hàng nữa rất quý và rất rẻ, và mời họ xuống xem.

Nhưng người chồng thì chẳng thiết một tí nào. Cơm nước xong, chồng bỏ mặc người khách thương, dắt vợ ra bến vắng, ở chỗ hẹn với cá sấu, ngồi đợi. Họ ngồi dưới bóng cây trò chuyện một chốc rồi vì mệt quá ngủ quên lúc nào không biết. Họ cũng chẳng biết rằng sau lưng họ, người khách thương kia vẫn theo hút không rời. Khi thấy hai người nằm ngủ, hắn đi nhẹ đến thức riêng người vợ dậy, mời nàng xuống thuyền đậu kề đó để hắn biếu một món trang sức rất đẹp. “Thuyền của tôi chỉ cách đây mươi bước. Bà không phải đợi lâu đâu!”. Nghe nói thế, lòng người đàn bà nọ chuyển động. Nàng đứng lên đi theo người khách thương xuống thuyền. Chỉ trong nháy mắt, theo ám hiệu của người khách thương, bọn thủy thủ nhổ neo và giong buồm cho thuyền chạy mất.

Lại nói chuyện cá sấu lúc ngoi lên chỗ hẹn thì thấy chỉ có một mình người chồng, mà lúc đó hắn đang còn ngủ say. Cá sấu thức hắn dậy hỏi chuyện. Anh ta ngơ ngác không hiểu thế nào. Một mất mười ngờ, hắn đổ tội cho cá sấu đã ăn thịt mất vợ mình. Để giải mối ngờ, cá sấu mới bảo hắn kiếm cây luồn qua miệng mình, khua trong dạ dày xem thử cho biết. Anh chàng làm theo, chỉ thấy trong bụng cá sấu toàn là xương cá và đá cuội, mới biết mình nghi sai. Tìm khắp mọi nơi chẳng thấy vợ, hắn trở về bến, ôm đầu kêu khóc rất thảm thiết. Cá sấu thương tình bèn bảo hắn cưỡi lên lưng để nó chở đi đuổi theo những chiếc thuyền vừa qua lại ngang đây, dò tìm tung tích vợ. Sau mấy lần dò hỏi, người ta cho biết có một chiếc thuyền buôn vừa đi qua, trong đó có một người đàn bà trẻ và đẹp. Họ tả nét mặt và hình dạng thì đúng là vợ chàng. Cá sấu bèn cố công đuổi riết.

Khi nhìn thấy vợ ngồi trong thuyền khách thương, người chồng nói vọi vào:

– Nàng cứ nhảy ra đây … Tôi không thể sống xa nàng được … Tôi sẽ làm cho nàng sung sướng…

Nhưng người vợ bảo chồng:

– Chàng về đi! Em đành phụ chàng. Chàng tha thứ cho em vậy.

Rồi đưa ra cho chồng một gói vàng:

– Chàng nhận lấy cái này và coi em như đã chết từ hôm nào rồi.

Vừa bực tức vừa thất vọng, chồng ném gói vàng xuống nước rồi nhờ cá sấu đưa mình tìm lại đức Phật. Khi đức Phật gặp bọn họ, liền giục cá sấu hối hả rượt theo chiếc thuyền của khách thương để cho anh chàng thất tình đòi lại ba giọt máu của mình.

Lại nói chuyện người đàn bà nọ sau khi chích máu ở tay để lấy ra ba giọt trả nợ cho chồng thì ngã vật xuống chết ngay. Người khách thương hết sức chữa chạy nhưng vô hiệu. Rồi đó hắn ném xác nàng xuống biển. Nhưng do phép màu của đức Phật, người đàn bà ấy hóa thành một con muỗi. Vì thiếu máu, nên lúc nào muỗi cũng lén lút đi chích trộm của mỗi người một tý để sống.

Chơi chữ – Hoán đổi thanh

Trong Tiếng Việt có rất nhiều chữ nếu chúng ta viết không có dấu, sẽ mang những ý nghĩa khác nhau. Mời bạn cùng Chơi Chữ, chủ đề Hoán Đổi Thanh để khám phá những chữ nếu hoán đổi thanh (dấu) sẽ mang những nghĩa hoàn toàn khác. 

  • Tìm những chữ có nghĩa, có cùng vần, nhưng khi hoán đổi thanh (dấu) thì sẽ thành chữ có nghĩa khác.
  • Vần phải đúng dấu mũ. Ví dụ : oi – ôi – ơi đều là những vần khác nhau.
  • Hoán đổi thanh (dấu) cả 2 chữ.
  • Những từ được ghi vào danh sách là những từ có trong tự điển.

Ví Dụ :

    • lổn nhổn – lốn nhốn

Mời bạn tham gia chơi chữ tiếp nhé. (Bạn tham gia thì gửi ở phần bình luận nhé.)

Phân biệt : “bàng quan” và “bàng quang”

“Bàng quan” và “bàng quang” khác nhau ở chỗ nào? Khi nào thì dùng “bàng quan” và khi nào thì dùng “bàng quang”? Đây là từ mà mọi người rất dễ nhầm lẫn hoặc viết sai.

Bàng quan và bàng quang, cả 2 đều là từ Hán Việt.

Bàng quan nghĩa là gì ?

  • làm ngơ, đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi như không dính líu gì đến mình
  • đứng bên ngoài mà xem chứ không dự vào

(bàng : bên ngoài, bên cạnh ; quan : nhìn, xem)

Bàng quang nghĩa là gì ?

  • bọng đái
  • bong bóng đái (cái bong bóng ở trong bụng người hay ở trong bụng các thú vật).

Ví dụ :

  • Nhiều người dân vẫn bàng quan trước việc bảo vệ môi trường.
  • Kẻ bàng quan, khách bàng quan.
  • Bạn có biết nguyên nhân gây ra bệnh viêm bàng quang là gì không?
  • Đau bàng quang.

Chính tả Tiếng Việt xưa và nay

Trong bài này, mình ghi ra một số từ mà các quyển tự điển / chính tả tiếng Việt xưa và các quyển tự điển / chính tả Tiếng Việt sau này có những cách viết chính tả khác nhau.

Những từ này, trong các quyển tự điển / chính tả tiếng Việt xưa chỉ có duy nhất một cách viết chính tả.
Còn các quyển tự điển / chính tả sau này thì ghi nhận cả 2 cách viết chính tả hoặc có cách viết chính tả khác với các quyển tự điển / chính tả xưa.

Ghi chú : (cũ, ít dùng) – tự điển / chính tả sau này cho rằng đây là một chuẩn chính tả cũ, ngày nay ít dùng.

dông tố / giông tố

● dông tố : Đại Nam Quấc Âm Tự Vị – Huình Tịnh Paulus Của (1895) – tr. 243
● dông tố : Việt Nam Tự Điển – Hội Khai Trí Tiến Đức (1954) – tr. 156
● dông tố : Việt Nam Tự Điển – Lê Văn Đức (1970) – tr. 377
● dông tố : Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị – Lê Ngọc Trụ (1959) – tr. 177
● dông tố : Tự Vị Chính Tả – Lê Văn Hòe – tr. 193

● Từ Điển Tiếng Việt – Hoàng Phê (2003) :
dông tố : tr. 263
giông tố : xem. dông tố – tr. 403

giội nước / dội nước

● giội nước : Đại Nam Quấc Âm Tự Vị – Huình Tịnh Paulus Của (1895) – tr. 380
● giội nước : Việt Nam Tự Điển – Hội Khai Trí Tiến Đức (1954) – tr. 222
● giội nước : Việt Nam Tự Điển – Lê Văn Đức (1970) – tr. 568
● giội nước : Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị – Lê Ngọc Trụ (1959) – tr. 184

● Từ Điển Tiếng Việt – Hoàng Phê (2003) :

giội nước : tr. 403

nhỏng nhẻo / nhõng nhẽo

● nhỏng nhẻo : Đại Nam Quấc Âm Tự Vị – Huình Tịnh Paulus Của (1895) – tr. 128, tr. 138
● nhỏng nhẻo : Việt Nam Tự Điển – Lê Văn Đức (1970) – tr. 1099
● nhỏng nhẻo : Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị – Lê Ngọc Trụ (1959) – tr. 459

nhõng nhẽo : Từ Điển Tiếng Việt – Hoàng Phê (2003) – tr. 723

bặm (miệng, môi) / bậm (miệng, môi)

● bặm môi : Đại Nam Quấc Âm Tự Vị – Huình Tịnh Paulus Của (1895) – tr. 27
● bặm môi : Việt Nam Tự Điển – Hội Khai Trí Tiến Đức (1954) – tr. 35
● bặm môi : Việt Nam Tự Điển – Lê Văn Đức (1970) – tr. 79

● Từ Điển Tiếng Việt – Hoàng Phê (2003) :
bặm : tr. 44
bậm : xem. bặm – tr. 48

sáp nhập / sát nhập

● sáp nhập : Đại Nam Quấc Âm Tự Vị – Huình Tịnh Paulus Của (1895) – tr. 124, tr. 290
● sáp nhập : Việt Nam Tự Điển – Hội Khai Trí Tiến Đức (1954) – tr. 483
● sáp nhập : Việt Nam Tự Điển – Lê Văn Đức (1970) – tr. 1277
● sáp nhập : Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị – Lê Ngọc Trụ (1959) – tr. 521
● sáp nhập : Tự Vị Chính Tả – Lê Văn Hòe – tr. 241

● Từ Điển Tiếng Việt – Hoàng Phê (2003) :
sáp nhập : tr. 849
sát nhập : xem. sáp nhập – tr. 403

sửng sờ / sững sờ

● sửng sờ : Đại Nam Quấc Âm Tự Vị – Huình Tịnh Paulus Của (1895) – tr. 318
● sửng sờ : Việt Nam Tự Điển – Hội Khai Trí Tiến Đức (1954) – tr. 500
● sửng sờ : Việt Nam Tự Điển – Lê Văn Đức (1970) – tr. 1326
● sửng sờ : Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị – Lê Ngọc Trụ (1959) – tr. 567

● sững sờ : Tự Vị Chính Tả – Lê Văn Hòe – tr. 313
● sững sờ : Từ Điển Tiếng Việt – Hoàng Phê (2003) : – tr. 879

trôi giạt / trôi dạt

● trôi giạt : Việt Nam Tự Điển – Hội Khai Trí Tiến Đức (1954) – tr. 606
● trôi giạt : Việt Nam Tự Điển – Lê Văn Đức (1970) – tr. 1689
● trôi giạt : Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị – Lê Ngọc Trụ (1959) – tr. 131
● trôi giạt : Tự Vị Chính Tả – Lê Văn Hòe – tr. 123

● Từ Điển Tiếng Việt – Hoàng Phê (2003) :
trôi dạt : cũng viết. trôi giạt – tr. 1041

trau giồi / trau dồi

● trau giồi : Đại Nam Quấc Âm Tự Vị – Huình Tịnh Paulus Của (1895) – tr. 380, tr. 475
● trau giồi : Việt Nam Tự Điển – Hội Khai Trí Tiến Đức (1954) – tr. 594
● trau giồi : Việt Nam Tự Điển – Lê Văn Đức (1970) – tr. 1653
● trau giồi : Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị – Lê Ngọc Trụ (1959) – tr. 184
● trau giồi : Tự Vị Chính Tả – Lê Văn Hòe – tr. 191

● Từ Điển Tiếng Việt – Hoàng Phê (2003) :
trau dồi : tr. 1026
trau giồi : (cũ; ít dùng). xem. trau dồi – tr. 1026

xuýt xoát / suýt soát

● xuýt xoát : Việt Nam Tự Điển – Hội Khai Trí Tiến Đức (1954) – tr. 662
● xuýt xoát : Việt Nam Tự Điển – Lê Văn Đức (1970) – tr. 1857
● xuýt xoát : Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị – Lê Ngọc Trụ (1959) – tr. 562
● xuýt xoát : Tự Vị Chính Tả – Lê Văn Hòe – tr. 307

● Từ Điển Tiếng Việt – Hoàng Phê (2003) :
suýt soát : tr. 876
xuýt xoát : (cũ). xem. suýt soát – tr. 1163

2020 / 200319701959195419481895
bặm *
bậm
bặmbặmbặm
dông tố *
giông tố
dông tốdông tốdông tốdông tố
nhõng nhẽonhỏng nhẻonhỏng nhẻonhỏng nhẻo
sáp nhập *
sát nhập
sáp nhậpsáp nhậpsáp nhậpsáp nhậpsáp nhập
sững sờsửng sờsửng sờsửng sờsững sờsửng sờ
trau dồi *
trau giồi
trau giồitrau giồitrau giồitrau giồitrau giồi
tròng trành *
chòng chành
tròng trànhtròng trành
trôi giạt
trôi dạt
trôi giạttrôi giạttrôi giạttrôi giạt
suýt soát *
xuýt xoát
xuýt xoátxuýt xoátxuýt xoátxuýt xoát
sum sê *
sum suê
xum xuê
sum sêsum sêsum sêsum suêsum sê

(còn tiếp)

Riêng với mình, mình thích viết chính tả Tiếng Việt theo các tự điển và chính tả của ngày xưa hơn.

Hạ Phượng

Chính tả Tiếng Việt : “dông tố” hay “giông tố”?

● Trong Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1954), giảng dông tố là “mưa to gió lớn”.
● Trong Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức (1970), giảng dông tố là “bão, dông to, làm sập nhà, chìm thuyền v.v…”.
● Trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của (1895), giảng dông là “gió lớn trong lúc chuyển mưa” và dông tố là “gió lớn lắm mà có mưa”.
● Trong Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị của Lê Ngọc Trụ (1959) ghi dông là “gió lớn tốc lên trong lúc chuyển mưa” : dông bão, dông gió, dông tố, cơn dông, nổi dông.
● Trong Tự Vị Chính Tả của Lê Văn Hòe ghi dông : dông tố, dông bão, cơn dông.

Trong năm quyển trên đây, chỉ có chữ dông tố, không có quyển nào ghi chữ giông tố cả. 

Còn theo Từ Điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (ấn bản năm 2003), thì giảng dông tố là “cơn dông có gió to”. Và cũng ghi :

giông tố : xem dông tố

Theo mình, mình sẽ chọn cách viết chính tả của chữ này như các quyển chính tả tự vị và tự điển xưa : dông tố.

Chữ “cái” trong “đường cái”, “sông cái”, “ngón tay cái” nghĩa là gì?

Mình thường nghe chữ “cái” trong các chữ : đường cái, sông cái, ngón tay cái, cột cái, rễ cái.
Vậy chữ “cái” ở đây nghĩa là gì?

  • Theo Việt Nam Tự Điển – Hội Khai Trí Tiến Đức – 1954 – (tr. 68) :
    • cái : “chỉ một vật to lớn hơn những vật đồng loại, hay là cốt thiết hơn cả”.
  • Theo Từ Điển Tiếng Việt – Hoàng Phê – 2003 – (tr. 105) :
    • cái : “thuộc loại to, thường là chính so với những cái khác, loại phụ hoặc nhỏ hơn”.
  • Theo Đại Từ Điển Tiếng Việt – Nguyễn Như Ý – 2013 – (tr. 181) :
    • cái : “to lớn, chính, quan trọng nhất”.

Ví dụ :

  • Đường cái : đường lớn
  • sông cái : sông lớn chảy ra bể

Vậy “cái” ở đây nghĩa là to, lớn.

US-03

[fusion_builder_container hundred_percent=”no” hundred_percent_height=”no” hundred_percent_height_scroll=”no” hundred_percent_height_center_content=”yes” equal_height_columns=”no” menu_anchor=”” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” status=”published” publish_date=”” class=”” id=”” background_color=”” background_image=”” background_position=”center center” background_repeat=”no-repeat” fade=”no” background_parallax=”none” enable_mobile=”no” parallax_speed=”0.3″ video_mp4=”” video_webm=”” video_ogv=”” video_url=”” video_aspect_ratio=”16:9″ video_loop=”yes” video_mute=”yes” video_preview_image=”” border_size=”” border_color=”” border_style=”solid” margin_top=”30px” margin_bottom=”” padding_top=”” padding_right=”” padding_bottom=”” padding_left=””][fusion_builder_row][fusion_builder_column type=”1_2″ layout=”1_2″ spacing=”” center_content=”no” link=”” target=”_self” min_height=”” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” class=”” id=”” background_color=”” background_image=”” background_image_id=”” background_position=”left top” background_repeat=”no-repeat” hover_type=”none” border_size=”0″ border_color=”” border_style=”solid” border_position=”all” border_radius=”” box_shadow=”no” dimension_box_shadow=”” box_shadow_blur=”0″ box_shadow_spread=”0″ box_shadow_color=”” box_shadow_style=”” padding_top=”” padding_right=”” padding_bottom=”” padding_left=”” margin_top=”” margin_bottom=”” animation_type=”” animation_direction=”left” animation_speed=”0.3″ animation_offset=”” last=”no”][fusion_imageframe image_id=”12021|full” max_width=”” style_type=”” blur=”” stylecolor=”” hover_type=”none” bordersize=”” bordercolor=”” borderradius=”” align=”none” lightbox=”no” gallery_id=”” lightbox_image=”” lightbox_image_id=”” alt=”” link=”” linktarget=”_self” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” class=”” id=”” animation_type=”” animation_direction=”left” animation_speed=”0.3″ animation_offset=””]https://goctram.com/wp-content/uploads/2019/09/f-US-03.jpg[/fusion_imageframe][/fusion_builder_column][fusion_builder_column type=”1_4″ layout=”1_4″ spacing=”” center_content=”no” link=”” target=”_self” min_height=”” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” class=”” id=”” background_color=”” background_image=”” background_image_id=”” background_position=”left top” background_repeat=”no-repeat” hover_type=”none” border_size=”0″ border_color=”” border_style=”solid” border_position=”all” border_radius=”” box_shadow=”no” dimension_box_shadow=”” box_shadow_blur=”0″ box_shadow_spread=”0″ box_shadow_color=”” box_shadow_style=”” padding_top=”” padding_right=”” padding_bottom=”” padding_left=”” margin_top=”” margin_bottom=”” animation_type=”” animation_direction=”left” animation_speed=”0.3″ animation_offset=”” last=”no”][/fusion_builder_column][fusion_builder_column type=”1_4″ layout=”1_4″ spacing=”” center_content=”no” link=”” target=”_self” min_height=”” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” class=”” id=”” background_color=”” background_image=”” background_image_id=”” background_position=”left top” background_repeat=”no-repeat” hover_type=”none” border_size=”0″ border_color=”” border_style=”solid” border_position=”all” border_radius=”” box_shadow=”no” dimension_box_shadow=”” box_shadow_blur=”0″ box_shadow_spread=”0″ box_shadow_color=”” box_shadow_style=”” padding_top=”” padding_right=”” padding_bottom=”” padding_left=”” margin_top=”” margin_bottom=”” animation_type=”” animation_direction=”left” animation_speed=”0.3″ animation_offset=”” last=”no”][/fusion_builder_column][/fusion_builder_row][/fusion_builder_container]