Home Blog Page 3

Giải nghĩa : Nam vô tửu như kì vô phong

Giải nghĩa câu tục ngữ : Nam vô tửu như kì vô phong

Đây là câu tục ngữ Hán Việt.

  • Đàn ông mà không uống rượu như cờ không gặp gió. (Việt Nam Tự Điển | Lê Văn Đức | 1970)
  • Đàn ông mà không uống rượu thì thiếu mạnh mẽ, thiếu khí chất khác nào cờ không gặp gió, không thể tung bay được (theo quan niệm cũ). (Từ Điển Tiếng Việt | Hoàng Phê | 2020)

Chính Tả Tiếng Việt : “dùm” hay “giùm” ?

Viết đúng chính tả Tiếng Việt : “dùm” hay “giùm” ?

  • giùm :
    • giúp, hộ | (Từ Điển Tiếng Việt | Hoàng Phê | 2020)
    • giúp, đỡ cho (không ăn tiền công) | (Việt Nam Tự Điển | Lê Văn Đức | 1970)
    • giúp | (Việt Nam Tự Điển | Hội Khai Trí Tiến Đức | 1954)
    • giúp đỡ, đỡ vớt cho nhau, sang sớt công chuyện cho nhau | (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị | Huình-Tịnh Paulus Của | 1895)
  • dùm :
    • không có trong tự điển.

Viết đúng chính tả Tiếng Việt : giùm | (dùm)

Lỡ làng

THÚ CHƠI TẬP KIỀU

Lỡ Làng

Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay (0511)
Chẳng trăm năm cũng một ngày duyên ta (1964)
Ngại ngùng một bước một xa (0561)
Ấy là tình nặng ấy là ân sâu (1966)

Phận dầu dầu vậy cũng dầu (0697)
Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm (0384)
Đêm ngày luống những âm thầm (2249)
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai (0556)

Nợ tình chưa trả cho ai (0709)
Nhìn nhau giọt ngắn giọt dài ngổn ngang (0684)
Trông vời trời bể mênh mang (2215)
Nẻo xa trông thấy lòng càng xót xa (1432)

Một mình lặng ngắm bóng nga (0177)
Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi? (2238)
Bây giờ kẻ ngược người xuôi (1973)
Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân (1190)

Tìm đâu cho thấy cố nhân (1797)
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi (0752)
Vầng trăng ai xẻ làm đôi (1525)
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng (0754).

20190520

Hạ Phượng

Cội mai gầy – (Cây Dại)

THÚ CHƠI TẬP KIỀU

Cội Mai Gầy

Có người khách ở viễn phương (0067)
Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh (0268)
Người về chiếc bóng năm canh (1523)
Rụng rời giọt liễu tan tành cội mai (0582)

Bấy giờ ai lại biết ai (2109)
Bâng khuâng nào đã biết ai mà nhìn (2728)
Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên (2923)
Bề nào thì cũng chưa yên bề nào (1416).

03.01.2019

Cây Dại

Lau chùi đúng cách : Có nên dùng giấy hay không?

This Content Is Only For Subscribers

Please subscribe to unlock this content. Enter your email to get access.
Your email address is 100% safe from spam!

“Dày vò” hay “giày vò” ?


Viết đúng chính tả tiếng Việt :

dày vò hay giày vò

Theo Tự Điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2003) :

● giày vò : làm cho đau đớn một cách day dứt.

– Bệnh tật giày vò.
– Lương tâm giày vò.

(không có từ : dày vò)

Theo Việt Nam Tự Điển (Lê Văn Đức, 1970) :

● giày vò

Theo Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị (Lê Ngọc Trụ, 1959) :

● giày vò

Giày vò là cách viết đúng chính tả Tiếng Việt.

Ai là tri kỷ

Đám ma và đám tang

Đám mađám tang không phải là hai danh ngữ đối lập với nhau về mặt phương ngữ (trong Nam, ngoài Bắc) mà là về mặt phong cách ngôn ngữ. Nói một cách khác, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc đều có dùng hai cách nói đám mađám tang. Hai cách nói này khác nhau ở chỗ đám ma thuộc phong cách ngôn ngữ tự nhiên, thường gọi là khẩu ngữ, còn đám tang thuộc phong cách ngôn ngữ trau chuốt, mà một số tác giả gọi là ngôn ngữ văn hóa.

Sự khác nhau trên đây bắt nguồn từ thực tế xã hội mà hai danh ngữ đang xét phản ánh. Với đám ma thì trung tâm là “nhân vật người chết”, biết rằng ngoài cái nghĩa “sự hiện hình của người chết”, ma còn có nghĩa là “người đã chết” nữa. Ta có thể suy đoán rằng lối nói này xuất phát từ những người thuộc các tầng lớp dưới của xã hội. Chuyện người chết phải bó chiếu mà chôn vì không có quan tài không phải là chuyện hiếm thấy ngày xưa, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Trong điều kiện như vậy, việc đưa đám đối với họ thực chất chỉ là việc đưa ma, nghĩa là đưa xác người chết ra huyệt mà thôi. Đó là đám ma.

Đám tang thì khác. Đây là chuyện của các tầng lớp hữu sản. Có quan tài, có khâm liệm, có thành phục (phát tang), có để tang để chế, có bàn Phật, bàn vong, có tụng niệm, có phúng viếng ..v.v.. Tóm lại là có đầy đủ nghi thức. Chính những nghi thức này làm cho đám tang có tính chất trang trọng trong khi đám ma thì lại đơn sơ.

Chính vì sự cách biệt này mà trong tiếng Việt hiện đại, tuy là hai đơn vị đồng nghĩa nhưng đám ma chỉ được dùng trong khẩu ngữ còn đám tang được dùng trong ngôn ngữ văn hóa.

An Chi

Xuân buồn – (Hạ Phượng)

THÚ CHƠI TẬP KIỀU

Xuân Buồn

Mười lăm năm bấy nhiêu lần (2643)
Những mình nào biết có xuân là gì (1240)
Những là nương náu qua thì (1767)
Thân này thôi có còn gì mà mong (0796)

Ngổn ngang trăm mối bên lòng (0183)
Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào (1732)
Một mình khôn biết làm sao (1127)
Trăm phần nào có phần nào phần tươi (2604)

Tẻ vui cũng một kiếp người (1193)
Vội vàng gượng nói gượng cười cho qua (1864)
Vui là vui gượng kẻo là (1247)
Trông vào đau ruột nói ra ngại lời (1948)

Giận duyên tủi phận bời bời (0857)
Bỗng không cá nước chim trời lỡ nhau (3166)
Nỗi niềm tưởng đến mà đau (0109)
Xem tình ra cũng những màu dở dang (0948)

Trông vời trời bể mênh mang (2215)
Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu (2188)
Phận dầu dầu vậy cũng dầu (0697)
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ (1244).

20180215

Hạ Phượng